Kỹ thuật xử lý vết thương ở bụng
Vết thương ở bụng do bị đâm hoặc súng bắn có thể gây ra những tổn thương hết sức nghiêm trọng. Các cơ quan hoặc mạch máu lớn có thể bị thủng, rách hoặc vỡ. Chảy máu ngoài ồ ạt, các nội tạng lộ ra ngoài kết hợp với tổn thương bên trong sẽ khiến nạn nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.
1. Vết thương ở bụng gây ra bởi nguyên nhân nào.
Vết thương bụng thường được gây ra bởi các loại vũ khí lạnh như dao, kiếm, cọc nhọn… nhiều hơn so với hỏa khí (súng, bom, mìn…)
Các loại vũ khí này sẽ gây ra các vết thương khác nhau trên bụng. Tùy theo việc lá phục mạc (cơ quan bao bọc tất cả tạng trong ổ bụng) bị thủng hay không, người ta chia thành vết thương thấu bụng hoặc vết thương không thấu bụng.
Ngoài ra, đối với tổn thương do đạn gây nên chúng ta còn có một số tên gọi khác nhau như:
– Vết thương xuyên: có một lỗ đạn vào và một lỗ đạn ra ở bụng
– Vết thương chột: có một lỗ đạn đi vào và đạn bị giữ lại trong ổ bụng.
– Vết thương tiếp tuyến: đạn trượt qua bề dày của bụng, gây tổn thương tạng trong ổ bụng do cơ chế song động.
2. Đặc điểm tổn thương của các tạng trong ổ bụng
Tạng tổn thương | Đặc điểm |
Gan | Gan bị vỡ nát gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng. Vùng gan bị vỡ có chứa các mô hoại tử kết hợp với đường mật trong gan bị rách là nguyên nhân của rò rỉ mật gây nhiễm trùng ổ bụng sau vết thương |
Lách | Lách có thể bị vỡ nát, vỡ một cực hoặc vỡ dưới bao (chảy máu trong). Một mảnh đạn nằm trong lách được cầm máu ngay lập tức những có thể gây vỡ sau chấn thương. Vỡ sau chấn thương thường bị bỏ qua do chủ quan. |
Tụy | Tụy bị vỡ gặp ít hơn các tạng khác nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn |
Dạ dày | Dạ dày bị thủng cả mặt trước lẫn sau, dẫn đến chảy máu dạ dày hoặc viêm phúc mạng |
Ruột non | Bị rách hoặc thủng thậm chí là đứt lìa. Ruột non có thể bị lộ ra ngoài khỏi ổ bụng |
Đại tràng và trực tràng | Bị thủng, rách ở nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra trực tràng có thể bị tổn thương do cọc nhọn đâm vào |
Cơ hoành | Vết thương ngực bụng làm rách cơ hoành ở trung tâm. Có thể dẫn đến suy hô hấp cấp cho nạn nhân |
3. Cách xử trí vết thương ở bụng
Mục tiêu của bạn: Giảm thiểu sốc do đau hoặc mất máu cho nạn nhân. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được hỗ trợ khẩn cấp.
Các bước sơ cấp cứu cho vết thương ở bụng
Bước 1: Giúp nạn nhân nằm xuống một mặt phẳng chắc chắn, có thể là trên một tấm chăn nếu có. Nới lòng bất cứ phần trang phục chật nào như thắt lưng hoặc cà vạt.
Bước 2: Che phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn và giữ chặt. Nạn nhân có thể hỗ trợ việc này. Nâng và đỡ đầu gối để giảm bớt sự kéo giãn ở vùng tổn thương
Bước 3: Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Theo dõi dấu hiệu sống của nạn nhân bao gồm mạch, nhịp thở và sự tỉnh táo trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
4. Trường hợp đặc biệt của vết thương ở bụng: Vết thương lộ ruột
Không chạm vào bất cứ phần ruột nào lộ ra. Che phủ vùng đó bằng một tấm gạc ẩm, hoặc túi nilon sạch hay màng bọc thực phẩm để bề mặt ruột không bị khô. Sử dụng một chiếc bát đủ to để che phủ vết thương. Đặt úp bát lên bề mặt vết thương, che phủ toàn bộ ruột bị lộ ra và sau đó băng chặt vùng bị tổn thương, qua bát đang úp. Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức và theo dõi dấu hiệu sống của nạn nhân.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Các bài xem thêm:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm màng não mủ
Nguyên tắc chăm sóc và hướng dẫn điều dưỡng làm kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân là sản phụ thời kỳ hậu sản
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau sinh
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân là trẻ sơ sinh
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị tiền sản giật nặng
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus
Trả lời