Lập kế hoạch hồi sinh sơ sinh và nhận biết trẻ có nguy cơ
HƯỚNG DẪN
Huấn luyện và cải thiện năng lực đội ngũ hồi sinh sơ sinh
Tất cả những ai có thể tham gia vào quá trình hồi sinh sơ sinh cần phải được huấn luyện nhằm đạt được những kỹ năng cá nhân cũng như khả năng làm việc nhóm trong lĩnh vực này.
Mô phỏng/giả lập (simulation)là một phương pháp huấn luyện hồi sinh cho phép có nhiều người cùng tham gia thực hành và có thể được đánh giá các kỹ năng một cách thoả đáng mà không làm ảnh hưởng đến bệnh nhân. Sử dụng mô phỏng như là một phương pháp bổ trợ cho các phương pháo huấn luyện truyền thống có thể cải thiện năng lực thực hành của nhân viên y tế trong tình huống lâm sàng thực thụ.
Quá trình huấn luyện cần phải được củng cố thường xuyên trong thực hành lâm sàng cũng như thông qua các khoá đào tạo nhắc lại. Chúng tôi (ANCOR) cho rằng các khoá huấn luận cần phải tổ chức thường xuyên hằng năm. Quá trình đào tạo lại có thể bao gồm các nhiệm vụ đặc biệt và/hoặc các kỹ năng ứng xử tuỳ thuộc vào nhu cầu của học viên.
Tiên đoán nguy cơ phải can thiệp hồi sinh của trẻ
Một người đã được huấn luyện hồi sinh sơ sinh cần phải có mặt trong các cuộc sinh bình thường, các cuộc sinh cơ nguy cơ thấp. Trong khi đó một bác sĩ đã được huấn luyện và có kinh nghiệm trong hồi sinh nâng cao phải có mặt sẵn sàng trong tất cả các cuộc sinh có nguy cơ cao cần phải hồi sinh sau sinh. Nếu đã tiên đoán rằng trẻ có nguy cơ cao cần phải hồi sinh nâng cao thì cần phải có nhiều hơn một bác sĩ nhi cơ kinh nghiệm có mặt lúc sinh. Mỗi bệnh viện cần xây dựng một hướng dẫn thích hợp quy định rõ ai (bác sĩ nhi) cần phải có mặt trong cuộc sinh nào (theo từng cấp độ nguy cơ).
Bảng kê dưới đây bao gồm các ví dụ về các tình huống liên quan đến mẹ, thai và trong quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ cho trẻ sơ sinh và như vậy có thể cần phải được hồi sinh tạo phòng sinh. Danh sách này không đầy đủ tất cả các tình huống và mức độ nguy cơ của từng tình huống cũng thay đổi đáng kể. Tuy vậy danh sách này cũng giúp việc lên kế hoạch một cách dễ dàng hơn. Nhu cầu cần phải có một chuyên gia hồi sinh nâng cao tại thời điểm sinh tuỳ thuộc vào số lượng các yếu tố nguy cơ cũng như mức độ nguy cơ của từng yếu tố đó. Bất cứ khi nào việc hồi sinh đã được tiên đoán thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ sản khoa và đội ngũ nhi khoa/sơ sinh và phải thống nhất các guideline cũng như việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin rõ ràng, hiệu quả để xây dựng một kế hoạch xử trí tốt nhất.
Các yếu tố nguy cơ của mẹ
Vỡ ối kéo dài (> 18 giờ)
Chảy máu trong quý hai hoặc quý 3 của thai kỳ
Tăng huyết áp do thai kỳ
Mẹ bị tăng huyết áp mạn tính
Mẹ sử dụng chất gây nghiện
Điều trị thuốc (lithium, magnesium, thuốc ức chế hệ adrenergic, thuốc ngủ)
Đái tháo đường
Bệnh mạn tính (thiếu máu, bệnh tim bẩm sinh)
Mẹ bị sốt
Nhiễm trùng
Viêm màng ối
An thần sâu
Tiền sử có con tử vong trong giai đoạn bào thai hoặc sơ sinh – Thai kỳ không được theo dõi.
Các yếu tố nguy cơ do thai
Đa thai
Thai non tháng (đặc biệt < 35 tuần)
Thai già tháng (> 41 tuần)
Lớn so với tuổi thai
Chậm phát triển trong bào thai
Bệnh tan máu miễn dịch (kháng thể anti-D, anti-Kell hoặc các kháng thể khác đã xác định có khả năng gây tan máu miễn dịch ở thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt nghiêm trọng là khi có thiếu máu bào thai hoặc phù rau thai.
Đa ối, thiểu ối
Giảm cử động thai ngay trước khởi phát chuyển dạ
Các bất thường bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến chức năng thở, chức năng tim mạch hoặc các vấn đề khác liên quan đến quá trình chuyển tiếp chu sinh.
Nhiễm trùng trong tử cung
Phù rau thai.
Các yếu tố nguy cơ trong lúc sinh
Kiểu tim thai không bình thường trên CTG
Ngôi bất thường
Sa dây rốn
Chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ nhanh
Chảy máu trước sinh
Nước ối nhuộm phân su
Sử dụng thuốc ngủ cho mẹ trong vòng 4 giờ trước sinh
Hỗ trợ forceps
Sinh hút
Gây mê toàn thân mẹ.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Các bài xem thêm:
Trả lời