Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau sinh
Chăm sóc bệnh nhân chảy máu sau đẻ do rách đường sinh dục bằng cách giữ vết khâu luôn sạch và khô, rửa âm hộ 2-3 lần/ngày nhất là sau khi đại tiện, tiểu tiện; sau khi rửa phải dùng khăn sạch thấm khô. Thực hiện chế độ ăn nhẹ để tránh táo bón.
1. Nhận định:
– Thể trạng: sắc mặt, tinh thần, huyết áp, mạch, nhịp thở, tinh thần sản phụ
– Mức co hồi tử cung: mật độ, chiều cao tử cung
– Mức độ ra máu, phát hiện sóm chảy máu bất thường, nguyên nhân do vỡ tử cung
2. Chẩn đoán những vấn đề cần chăm sóc:
– Thể trạng, các dấu hiệu sông, tinh thần của sản phụ
– Co hồi tử cung
– Máu ra đường âm đạo (phân biệt sinh lý và bệnh lý)
– Phân biệt vỡ tử cung vối rách đường sinh dục sau đẻ.
3. Lập kế hoạch chăm sóc:
– Theo dõi ngay sau đẻ
+ Giờ đầu: 15 phút/lần: mạch, huyết áp, co tử cung, ra máu
+ Giờ hai: 30ph/lần: mạch, huyết áp, co tử cung, ra máu
+ Giờ 3-6: 1 giờ/lần: mạch, huyết áp, co tử cung, ra máu
– Dấu hiệu mạch nhanh là dấu hiệu báo sớm và cũng là dấu hiệu để theo dõi phát hiện, tiên lượng.
– Đo huyết áp ngay sau đẻ, nếu có gì bất thường như mạch nhanh, sắc mặt xanh, tử cung mềm, máu ra nhiều, phải kiểm tra lại huyết áp ngay.
– Nắn tử cung: Nếu thấy đáy tử cung trên rốn, mật độ mềm, xoa tử cung máu càng chảy (bình thường xoa tử cung gây co bóp máu chảy giảm dần)
– Quan sát lượng máu ra đường âm đạo (quá 250ml mà máu vẫn tiếp tục ra)
– Tiêm ngay thuốc co tử cung (oxytocin, ergometrin)
– Xoa bóp tử cung, ép tử cung giữa 2 tay, chèn động mạch chủ
– Truyền oxytocin
– Báo bác sỹ xử trí – kiểm soát tử cung. Sau đó nếu tử cung đã co tốt, kiểm tra đường sinh dục, nếu rách – khâu phục hồi ngay.
– Nếu tử cung vẫn đờ, xử trí nội sản không kết quả phải chuyển mổ cắt tử cung.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau sinh
– Theo trình tự đã lập mà xử trí nội khoa, sản khoa, ngoại khoa đúng và khẩn trương.
5. Đánh giá:
– Việc theo dõi ngay sau đẻ có đúng qui định về số lần và nội dung để phát hiện kịp thòi chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ.
– Việc xử trí có kịp thời và đúng cách.
– Việc hồi sức có kịp thòi
– Sự kết hợp đúng đắn, đúng lúc của các xử trí sản khoa, nội khoa, ngoại khoa.
6. Kết luận:
– Chảy máu sau đẻ là một biến chứng hay gặp có nguy cơ cao, cần phải sớm tìm ra các nguyên nhân chảy máu để xử trí đúng và kịp thời mới tránh được những tai biến nguy hiểm.
– Đặc biệt là đông máu rải rác trong lòng mạch có thể gây tử vong cho sản phụ. Muốn tránh các tai biến này cần phải đỡ đẻ đúng kỹ thuật, chỉ định và xử trí đúng các thủ thuật sản khoa, cần thực hiện đăng ký quản lý thai nghén tốt. ở tuyến y tế cơ sở, phải phát hiện sớm các thai nghén có nguy cơ cao để gửi lên tuyến trên. Mặt khác cần phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Trả lời