Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân là sản phụ thời kỳ hậu sản
NHỮNG THAY ĐỔI TỔNG QUÁT Ở MẸ NGAY SAU SANH
Tổng trạng mẹ thường tốt trong trường hợp hậu sản thường không biến chứng. Cần đo mạch, huyết áp mỗi giờ trong 2 giờ đầu sau sang và mỗi 6 giờ sau đó trong ngày đầu.
Thân nhiệt bình thường, trừ lúc lên sữa có thể có sốt nhẹ.
Mạch hơi chậm trong những ngày đầu, huyết áp bình thường.
Công thức máu có chút thay đổi: hồng cầu, bạch cầu và sinh sợi huyết hơi tăng là một hiện tượng sinh lý chống lại sự mất máu khi sinh.
Sản phụ có thể có rét run sau khi sanh do sự mất nhiệt và mệt mỏi khi rặn sanh. Rét run ngắn hạn và mau hết. Có thể cung cấp năng lượng qua dinh dưỡng đường miệng. Nếu dùng đèn sưởi phải cẩn thận vì có thể bị bỏng do đèn.
Nếu chuyển dạ kéo dài, hay trọng những trường hợp sanh khó, đầu thai nhi đè lên bàng quang một thời gian lâu có thể làm liệt quàng quang gây bí tiểu. Nhu động ruột có thể giảm, dễ sinh táo bón sau sinh.
CO HỒI TỬ CUNG VÀ CÁC PHẦN PHỤ THUỘC
Ngay sau khi sổ nhau, tử cung nhỏ lại tạo thành khối cầu an toàn. Tử cung co tốt là cơ chế cầm máu sinh lý, giúp hạn chế máu mất sau sanh.
Những cơn co tử cung sẽ giảm đi trong những ngày kế tiếp. Vì vậy trong những ngày đầu hậu sản, sản phụ có thể vẫn còn cảm giác đau bụng từng cơn vùng hạ vị.
Ngày đầu sau sanh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ và trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm. Đến ngày thứ 6 hậu sản, đáy tử cung nằm khoảng giữa rốn và xương vệ. Sau ngày thứ 12-13, tử cung thu nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung nằm trên trên bụng nữa.
Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho bú nhanh hơn là ở những người không cho con bú.
Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung chậm hơn bình thường.
Đoạn dưới tử cung thu hồi nhanh hơn cổ tử cung, trở thành eo tử cung vào khoảng ngày thứ 5.
Cổ tử cung ngắn dần và thu nhỏ lại. Cổ tử cung khép kín từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau sanh.
Âm đạo và âm hộ co hồi dần dần và sẽ trở lại trạng thái bình thường khoảng ngày thứ 10-15 sau sanh.
Các phần phụ khác ở tử cung gồm dây chằng tròn, dây chằng rộng, ống dẫn trứng và buồng trứng cũng dần dần trở lại tình trạng bình thường, về vị trí tương quan nằm trong vùng chậu.
Biện pháp giúp tử cung co hồi tốt sau sanh.
- Cho con bú sớm, khoảng 30 phút – 1 giờ sau sanh, giúp tử cung co hồi và mau lên sữa. (Cho bú mẹ sớm còn giúp tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá của sữa non cho trẻ so sinh).
- Xoa bóp tử cung ngài thành bụng.
- Dùng các thuốc co hồi tử cung nếu có chỉ định.
Sản dịch
Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản.
Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của màng rụng, những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và những chất dịch tiết ra từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do sự sanh đẻ gây ra.
Từ trong tử cung, sản dịch có tính chất vô trùng, có mùi tanh nồng. Nếu bị nhiễm trùng tử cung hậu sản, sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ. Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến tử cung co hồi kém và đau khi ấn tử cung.
Trong 2-3 ngày đầu sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi thành màu đỏ sậm như bã trầu.
Từ khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lơ lờ như máu cá.
Từ khoảng ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là chất nhầy trong hơi lẫn hồng, ít đi dần dần.
Cho con bú, vận động sớm sẽ giúp tránh ú đọng sản dịch.
Cần hướng dẫn sản phụ thay băng vệ sinh, vệ sinh vùng hội âm thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
TIẾT SỮA – CHO CON BÚ
- Khi có thai, tuyến vú dưới ảnh hưởng của các kích thích tố sẽ phát triển làm vú người mẹ phát triển to dần, có the chảy ít sữa non (colostrum).
- Sau khi sanh, lượng sữa non tăng dần lên. Vào khảng ngày thứ ba sau khi sanh có hiện tượng lên sữa: tuyến sữa đã chuẩn bị cho sự phân tiết sữa thật sự. Lúc này, người mẹ thấy toàn vú căng tức, có thể đau nhẹ, thường không kèm theo sốt. Tình trạng căng sữa thường kéo dài 24-48 tiếng.
-
Cơ chế phân tiết sữa
Khi có thai, nhau tiết ra nhiều estrogen và progesterone. Estrogen tác dụng lên sự phát triển của hệ thống ống dẫn sữa, progesterone tác dụng lên sự phát triển của các tiểu thùy và nang tuyến sữa. Nồng độ cao 2 chất này ức chế hoạt động của prolactin. Sau khi sanh, nồng độ hai kích thích tố trên giảm xuống, prolactin được tuyến yên tiết ra, giúp sự phân tiết sữa. Đồng thời, prolactin sẽ ức chế estrogen và progesterone nen người phụ nữ cho con bú sẽ chậm có kinh lại.
Oxytocin được tiết ra từ thùy sau tuyến yên kích thích sự ép sữa.
Trong cơ chế tiết sữa, các phản xạ thần kinh từ sự ngậm mút và làm trống bầu sữa mẹ sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin va oxytocin để phát động sự tiết sữa và gò ép sữa chảy ra.
-
Chăm sóc vú – cho con bú
Vú cần được lau sạch trước khi cho bé bú, nên cho bé bú hết sữa hoặc nếu bú không hết cần vắt bỏ sữa dư để tránh tình trạng cương tức tuyến vú. Nên khuyên bà mẹ mặc áo ngực rộng rãi để tránh chèn ép lên tuyến vú. Nên khuyên bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và cho trẻ bú theo yêu cầu.
-
Cho trẻ ngậm bú đúng cách
Miệng trẻ phải mở rộng để trẻ ngậm được càng nhiều mô vú chung quanh núm vú càng tốt. Nếu trẻ chỉ ngậm núm vú thì sẽ bú không hiệu quả và dễ dẫn đến tổn thương nứt đầu vú của mẹ
NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE QUAN TRỌNG CỦA MẸ TRONG GIAI ĐOẠN HẬU SẢN
-
Xuất huyết hậu sản
Băng huyết sau sanh thường xảy ra sớm trong vòng 2 giờ đầu sau sanh. Tuy nhiên trong những ngày đầu hậu sản, thậm chí đến tuần thứ hai sau sanh, tử cung có thể đờ thứ phát gây nên chảy máu nhiều. Vì vậy, trong những ngày đầu hậu sản cần phải tiếp tục theo dõi sự co hồi của tử cung và lượng máu mất cũng như tính chất của sản dịch.
Huyết tụ âm hộ – âm đạo là những bệnh cảnh đặc biệt của chảy máu. Nguyên nhân do việc cầm máu không tốt trong khâu phục hồi vết cắt tầng sinh môn. Triệu chứng thường xuất hiện vài giờ sau hoặc trong ngày đầu sau sanh. Sản phụ than phiền đau nhiều ở vùng hội âm, đặc biệt là cảm giác mót đi cầu. Khám thấy có một khối tụ to, bầm tím ở vùng tầng sinh môn cạnh vết may. Đôi khi khối tụ máu này nằm sâu trong âm đạo có thể nhận biết qua khám âm đạo hay khám trực tràng. Xử trí là phải truyền dịch, bồi hoàn máu nếu cần và phải rạch thoát khối máu tụ, khâu cầm máu kỹ lại.
-
Bí tiểu sau sanh
Đây là biến chứng thường gặp trong 1-2 ngày đầu sau sanh do bàng quang và vùng cổ bọng đái bị chèn ép lâu trong giai đoạn sổ thai.
Sản phụ không tự tiểu được hoặc tiểu khó, phải rặn nhiều lần nhưng chỉ ra lắt nhắt ít nước tiểu.
Khám thấy khối cầu bàng quang trên xương vệ, đẩy đáy tử cung lên cao trên rốn.
Điều trị là đắp ấm, xoa nhẹ bàng quang và khuyến khích sản phụ ngồi tiểu. Nếu không kết quả phải đặt sonde tiểu và tập bàng quang.
-
Nhiễm trùng hậu sản
Những yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng hậu sản gồm: sanh khó, chuyển dạ kéo dài, vỡ ối lâu trước sanh, khám âm đạo nhiều lần, băng huyết sau sanh, tổn thương rách âm đạo rách cổ tử cung phức tạp, mổ lấy thai…
Chủng vi khuẩn thường gặp là E.coli, Streptococcus, vi khuẩn hiếm khí như Bacteroides, Clostridium… Dấu hiệu nhiễm trùng là sốt ( > 38 độ). Tử cung đau khi ấn chẩn, co hồi kém, sản dịch co mùi hôi và có màu lờ lợ, đôi khi có lẫn mủ.
Cần cấy sản dịch để xác định tác nhân gây bệnh và điều trị kháng sinh thích hợp.
-
Bệnh lý thuyên tắc
Thuyên tắc tĩnh mạch sâu ở chân: triệu chứng thường xuất hiện muộn 2-3 tuần sau sanh với sốt kéo dài và mạch tăng,sau đó là sưng chân, phù, đau. Với siêu âm Doppler có thể chẩn đoán xác định và có thể áp dụng điều trị kháng đông. Nếu mẹ được điều trị với Coumarine thì em bé phải được dùng Vitamin K1 vì Coumarine qua được sữa mẹ. Vận động sớm sau sanh là giải pháp phòng ngừa thuyên tắc hiệu quả. Những yếu tố thuận lợi là thiếu máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm và thiếu yếu tố đông máu bẩm sinh (Antiprothombin III, Protein C và S); nguy cơ tăng cao ở những sản phụ có tiền căn thuyên tắc, sau sanh mổ.
Thuyên tắc phổi là bệnh cảnh nguy hiểm nhất trong nhóm bệnh này và cí tần suất tử vong cao. Thuyên tắc phổi sau sanh thường không có dấu hiệu báo trước. Triệu chứng thay đổi, thầm lặng nhưng tử vong nhanh chóng. Các triueej chứng thường gặp là đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh hay không ổn định, chóng mặt, ho ra máu.
-
Vấn đề tâm lý sau sanh
Tâm lý của sản phụ sau sanh rất thất thường. Một số phụ nữ chớt vui, chợt buồn tự nhiên khóc không lý do, lo â, dễ bị kích thích, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ.
Ba hình thức rối loạn tâm lý trong giai đoạn hậu sản: (1) Cơn buồn thoáng qua sau sanh (Baby Blues) – thường xuất hiện từ ngày thứ 3 – ngày thứ 6 sau sanh và chỉ kéo dài vài ngay, (2) trầm cảm sau sanh: các triệu chứng kéo dài lâu hơn, trên 10 ngày và (3) chứng loạn thần sau sanh.
Điều trị trầm cảm sau sanh ngoài thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý, các thành viên trong giai đình cần tạo ra một bầu không khí vui tươi, chăm chút cho bé mới sanh đẻ bà mẹ cảm thấy an tâm.
DINH DƯỠNG – DÙNG THUỐC
Sau sanh và trong thời gian cho con bú, cơ thể bà mẹ cần một lượng calo cao, vì thế khẩu phần ăn phải tăng thêm về số lượng lẫn chất lượng.
Hai thành phần chính cần lưu ý là proten và calcium. Nhu cầu protein mỗi ngày là 80g, và cần cân đối protein có nguồn gốc động vật ( trứng, thịt, cá, sữa…) lẫn nguồn gốc thực vật ( đậu hủ, đậu nành…)
Lượng calci cần thiết mỗi ngày là 1000 mg, gấp đôi nhu cầu thông thường. Calci có nhiều trong sữa, sữa chua, kem, các loại hải sản như tôm, tép ( ăn luôn vỏ)
Phụ nữ bú cần bổ sung 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày, kêt hợp với 250 mcg acid folic trong 4 tháng. Các thức ăn giàu sắt gồm gan động vật,rau củ màu xanh đậm. Các loại thực phẩm ức chế sự hấp thu sắt như café, trà, thực phẩm có chứa calci cần tránh hoặc sử dụng cách 2 tiếng so với thời điểm uống viên sắt.
Ngoài ra bà mẹ cần uống đủ nước ( 1,5 lít – 2 lít/ ngày)
Tóm lại, sau sanh người mẹ cần được ăn uống một cách đầy đủ và cân đối các thành phần chất đạm, chất béo, chất đường và các chất vi lượng cũng như sinh tố. Cần khuyến khích bà mẹ nên tránh những tập quán cũ sai lầm trước đây, không nên kiêng khem một cách thái hóa trong vấn đề dinh dưỡng sau sanh.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Trả lời