Kỹ thuật xử lý vết thương có dị vật
Vết thương có dị vật nguy cơ cao bị nhiễm trùng và chậm quá trình lành vết thương so với những vết thương khác. Chỉ lấy dị vật ra khỏi vết thương nếu như chúng ở trên bề mặt da. Không nên cố lấy các mảnh bị ghim sâu vào trong vết thương.
1. Vết thương có dị vật trên da xử trí như thế nào?
Việc lấy dị vật, như các mảnh thủy tinh và sạn ra khỏi vết thương là rất quan trọng bởi nếu không lấy ra, chúng sẽ gây nhiễm trùng hoặc làm chậm quá trình lành vết thương. Cách tốt nhất để lấy những mảnh thủy tinh và sạn trên bề mặt da là dùng nhíp. Ngoài ra, dùng nước lạnh và xả chúng ra cũng là một cách hiệu quả. Những dị vật trên bề mặt da có thể loại bỏ một cách an toàn như mảnh gỗ, thủy tình. Loại bỏ theo các bước sau:
– Bước 1: Rửa tay và làm sạch vị trí tổn thương bằng xà phòng hoặc nước sạch.
– Bước 2: Dùng nhíp đã được khử trùng bằng cồn để loại bỏ dị vật.
– Bước 3: Nếu dị vật ở dưới bề mặt da, dùng kim sạch đã được khử trùng để khều nhẹ nhàng dị vật, đưa một phần của dị vật lên trên bề mặt da.
– Bước 4: Sử dụng nhíp để lấy phần còn lại của dị vật ra khỏi bề mặt da.
– Bước 5: Rửa sạch vị trí tổn thương thêm một lần nữa, để khô và băng bó lại.
Hãy kiểm tra xem dị vật có vỡ vụ không vì rất có thể để sót dị vật trong vết thương gây nhiễm trùng phần mô xung quanh tổn thương
2. Vết thương có dị vật đâm sâu xử trí như thế nào?
Không nên cố lấy các mảnh bị ghim sâu vào trong vết thương vì có thể gây tổn thương vùng mô xung quanh và chảy máu. Thay vào đó, hãy dùng vải sạch che vết thương và băng nó lại.
Mục tiêu xử trí các vết thương có dị vật là:
– Kiểm soát chảy máu mà không ấn vật thể vào sâu hơn bên trong vết thương.
– Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
– Bố trí đưa nạn nhân tới bệnh viện nếu cần thiết.
Các bước xử trí bao gồm:
– Bước 1: Kiểm soát chảy máu bằng cách ấn lên hai phía của dị vật và nâng vùng đó cao hơn tim nạn nhân. Che phut một tấm gạc lên trên vết thương và dị vật.
– Bước 2: Lót đệm ở một trong hai phía của dị vật (gạc cuộn, vải… được cuốn lại là tấm đệm tốt) cho tới khi đệm đủ cao để băng trùm lên dị vật mà không ấn dị vật vào sâu hơn trong vết thương. Giữ đệm lót cố định cho tới khi băng xong.
– Bước 3: Gọi cấp cứu 115 trong trường hợp máu chảy không cầm được, nạn nhân đau đớn nhiều hoặc có các dấu hiệu của sốc mất máu.
Lưu ý: Nếu bạn không thể lót đệm đủ cao để băng trùm lên dị vật, hãy dùng một miếng gạc sách đắp nhẹ lên. Đặt tấm đệm lót ở một trong hai phía của dị vật và băng ở phía bên trên và bên dưới dị vật.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Trả lời