Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
1. Đại cương:
– Là tình trạng viêm màng trong tim có loét và sùi với sự có mặt của vi khuẩn ở tổn thương, thường xảy ra (nhưng không bắt buộc) trên một màng trong tim đã có tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải từ trước.
– Trước thời đại kháng sinh VMTTNK hầu hết là dẫn đến tử vong. Ngày nay, tuy tỷ lệ tử vong có giảm bớt nhưng đây vẫn còn là một bệnh nặng khó chữa.
2. Nguyên nhân:
2.1. Vi khuẩn gây bệnh:
* Trong đa số các trường hợp: Vi khuẩn gây bệnh là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, B, C, G (nhạy vảm với Penixilin), H, K, N (cần Penixilin liều rất cao), riêng nhóm D ( Streptococcus Fecalis) ít nhậy cảm với Penixilin.
* Những loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác có thể gặp gồm:
– Tụ cầu khuẩn (hay gặp trong nhiễm khuẩn huyết sau nạo phá thai).
– Não mô cầu, phế cấu, lậu cầu.
– Trực khuẩn Friedlander, Salmonella, Brucella, Coryne Bacterium…
– Các loại nấm Actynomycis, Candida Albicans (thường xảy ra trên cơ thể suy giảm miễn dịch).
* Đường vào của vi khuẩn:
– Nhiễm khuẩn răng miệng đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết sau nhổ răng.
– Nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn do nạo phá thai, một số thủ thuật không được vô khuẩn cẩn thận (đặt catheter, chạy thận nhân tạo, truyền máu…)
– Các NK khác ở đường tiêu hoá, tiết niệu (đặc biệt là nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở hệ tiết niệu).
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta không tìm thấy rõ đường vào của vi khuẩn.
2.2. Vai trò của bệnh tim có trước:
* Nói chung bệnh thường xảy ra trên một bệnh nhân có tổn thương tim từ trước:
– Sau thấp tim (chiếm 50 – 80% các trường hợp).
– Sau một số bệnh tim bẩm sinh (chiếm 10% các trường hợp) thường gặp là: Còn ống động mạch, thông liên thất, van động mạch chủ có 2 lá bẩm sinh, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, hẹp dưới van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ.
3. Triệu chứng :
– Các triệu chứng khởi đầu thường đa dạng và không điển hình như: Mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon, sút cân, sốt nhẹ, giảm khả năng lao động. Càng khó khi những biến chứng lại là những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
– Sốt: Là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh, luôn gặp nhưng hình thái và mức độ rất thay đổi. Thường là kiểu sốt vừa, dao động, dai dẳng. Cũng có khi sốt cao, rét run ra nhiều mồ hôi.
– Biểu hiện ở tim: Thường thấy các bệnh van tim theo thứ tự từ nhiều đến ít là: Hở van động mạch chủ, hở van 2 lá và một số bệnh tim bẩm sinh khác. Thường có các dấu hiệu của suy tim.
– Những biểu hiện ở da, niêm mạc và ngón tay có thể gặp là:
+ Xuất huyết dưới da dạng đốm thường tập trung ở mặt trước trên của thân (rất ít khi có dấu hiệu Janeway: là những nốt xước nhỏ ở lòng bàn tay hay gan bàn chân).
+ Móng tay khum và ngón tay dùi trống (thường ở giai đoạn muộn).
+ Giả chín mé: Nốt đỏ tím có chấm trắng ở giữa, xuất hiện ở đầu ngón, tồn tại một vài ngày rồi mất không để lại dấu vết.
+ Nốt Osler: Màu hồng nhạt, bám chắc trên da, đường kính khoảng1,5 cm ấn đau, xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, dưới móng, thường mất nhanh.
– Lách to vừa và đau.
– Cấy máu: Thấy vi khuẩn mọc là giá trị nhất song nếu cấy máu âm tính cũng không loại trừ được bệnh.
– Siêu âm tim: Có thể phát hiện được các cục sùi trên bề mặt van tim hoặc các
tổn thương đứt dây chằng, cột cơ.
4. Biến chứng:
– Tắc mạch do cục sùi rời khỏi vị trí lọt vào đại tuần hoàn gây nhồi máu các tạng (gan, mật, lách, thận và nhất là não).
– Suy tim không hồi phục do bệnh tim sẵn có và do tổn thương thêm các van tim, dây chằng, cột cơ.
– Suy mòn cơ thể do tình trạng bệnh quá nặng, nhiễm trùng và sốt kéo dài, dùng nhiều kháng sinh, không ăn được.
5. Điều trị:
– Kháng sinh là thuốc điều trị cơ bản dựa trên nguyên tắc:
+ Sau khi cấy máu nhiều lần.
+ Dùng kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn.
+ Kết hợp kháng sinh có tác dụng hiệp đồng.
+ Liều phải đủ cao, đủ thời gian ( 5 – 6 tuần ), nếu có kháng sinh đồ thì chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ.
– Thuốc thường dùng:
. Penexilin G + Gentamyxin
. Penexilin G + Streptomyxin
Một số thuốc khác cũng được dùng như: Klaforan, Vancomicin phối hợp với một thuốc thuộc nhóm Aminozit như Kanamicin, Gentamixin …
– Điều trị khác:
+ Điều trị suy tim, loạn nhịp tim nếu có.
+ Thay van tim.
6. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:
6.1. Nhận định kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:
– Tiền sử: Chú ý khai thác đường vào của vi khuẩn, điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
– Toàn thân: Sốt, lo lắng, mệt nhọc, chán ăn, sụt cân?
– Da và niêm mạc: Nốt xuất huyết, nốt Osler.
– Tim: Chú ý phát hiện các dấu hiệu của suy tim.
– Hô hấp: Ho, khó thở, nghe phổi.
– Tiết niệu: Đau lưng đột ngột, đái máu.
– Tiêu hóa: Đau bụng đột ngột, lách to đau, mất nhu động ruột.
– Cơ – xương – khớp: Sưng đau.
– Cận lâm sàng: CTM, ML, cấy máu, SA tim, Xquang tim phổi.
6.2. Chẩn đoán chăm sóc:
Từ các thông tin thu được qua phần nhận định có thể đưa ra một số chẩn đoán chăm sóc sau:
– Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc:
(Dựa vào các biểu hiện: Tăng thân nhiệt, vã mồ hôi có thể rét run, đau đầu, ớn lạnh, số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, cấy máu dương tính ).
– Giảm lượng máu từ tim tới các tổ chức do suy tim do tổn thương van tim, dây chằng, cột cơ.
(Dựa vào các biểu hiện: Mệt nhọc, khó thở, tim nhanh hoặc loạn nhịp, HA tâm thu giảm, nước tiểu ít…)
– Nguy cơ tắc mạch do cục sùi.
(Tuỳ thuộc vào vị trí tắc mà có các biểu hiện khác nhau nhưng thường xảy ra đột ngột).
– Không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể do nhiễm khuẩn.
(Dựa vào các biểu hiện: Chán ăn, ăn không đủ số lượng và chất lượng, mệt mỏi, sụt cân…)
– Thiếu kiến thức phòng bệnh và phòng tái phát bệnh.
6.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
Các mục tiêu cần đạt được là:
– Giảm hoặc hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.
– Người bệnh sẽ cải thiện được tưới máu tổ chức.
– Người bệnh sẽ tránh được biến chứng tắc mạch.
– Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.
– Người bệnh hiểu về bệnh và biết cách phòng bệnh.
6.4. Thực hiện chăm sóc:
* Cải thiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc:
– Sử dụng kháng sinh triệt để theo y lệnh.
– Dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh, giữ ấm cho người bệnh khi có rét run bằng cách đắp một lớp chăn mỏng.
– Bù nước và điện giải đầy đủ theo chỉ định.
– Theo dõi thân nhiệt 3 giờ / lần.
– Thực hiện đầy đủ các xét ngiệm: CTM, ML, cấy máu…
* Cải thiện tưới máu tổ chức: (Xem thêm bài CSBN suy tim).
– Cho người bệnh nằm nghỉ.
– Thực hiện y lệnh một số thuốc (trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch) lưu ý theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
– Theo dõi các biểu hiện cải thiện tưới máu tổ chức.
* Đề phòng biến chứng tắc mạch:
– Theo dõi thường xuyên những biểu hiện bất thường ở các cơ quan:
+ Hô hấp: Nhịp thở, nghe phổi …
+ Bụng: Có đau không? nghe nhu động ruột, khám lách…
+ Tiết niệu: Màu sắc, số lượng nước tiểu…
+ Thần kinh: Theo dõi ý thức, các dấu hiệu thần kinh khu trú…
– Khi thấy có biểu hiện bất thường phải báo thầy thuốc ngay.
* Đảm bảo đủ nhu cầu Calo và dinh dưỡng cho người bệnh:
– Chọn thức ăn dễ tiêu, tăng đạm, giàu Calo.
– Thay đổi cách chế biến, ăn nhiều bữa nhỏ.
– Uống đủ nước, theo dõi cân nặng.
* Giáo dục cho người bệnh cách phòng bệnh:
Khuyên người bệnh khi ra viện:
– Cần đến khám ngay khi có dấu hiệu của nhiễm trùng như: Mệt mỏi, khó chịu, sốt, rét run, chán ăn.
– Cần điều trị sớm và tích cực các ổ nhiễm trùng dù là nhỏ như mụn nhọt trên da, viêm lợi, sâu răng.
– Phải điều trị dự phòng kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc trước khi làm các thủ thuật xâm nhập ở vùng RHM, TMH, chấn thương, sản khoa, ngoại khoa …
– Vệ sinh răng miệng hằng ngày. Tránh tiếp xúc với người bệnh đang bị nhiễm trùng.
6.5. Đánh giá chăm sóc:
Người bệnh đạt được các kết quả:
– Hết sốt.
– Cải thiện được tưới máu tổ chức: Đỡ mệt, HA tâm thu tăng, số lượng nước tiểu tăng…
– Không bị biến chứng tắc mạch.
– Ăn được, tăng cân.
– Hiểu về bệnh và biết phòng bệnh tái phát.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Các bài xem thêm:
Trả lời