Kế hoạch chăm sóc người bệnh mổ xương
MỤC TIÊU KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ XƯƠNG:
Trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định mổ xương
Trình bày được những điều thuận lợi, bất lợi của mổ xương
Trình bày được tai biến do mổ xương
Chuẩn bị được người bệnh trước mổ xương
Chăm sóc được người bệnh sau mổ xương
Chăm sóc được người bệnh sau mổ đoạn chi
Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối: gãy xương khó nắn kéo, gãy xương kèm theo đứt dây chằng, sai khớp, gãy nơi đầu xương, bắt nẹp xương bên trong hay bên ngoài, gãy nhiều vị trí.
Chỉ định phẫu thuật tương đối:các bệnh lý viêm xương, ung thư xương.
Chống chỉ định phẫu thuật: xương đang nhiễm trùng, nơi xương gãy có mô xấu, thiếu da, sẹo xấu, xương không vững được sau khi mổ, gãy lồng (trừ gãy cổ xương đùi).
1: TAI BIẾN
Đối với mô: co rút cơ do cắt nhiều mô cơ, nhiễm trùng phần mềm, vết mổ.
Đối với xương: do tác dụng kim loại đặt vào trong trường hợp mổ kết hợp xương đưa đến viêm xương, xương khó lành.
Mạch máu:chảy máu, mất máu, máu tụ dễ đưa đến chèn ép.
Thần kinh: có thể tổn thương tùy theo mức độ khác nhau.
Toàn thân: nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch, thuyên tắc, choáng, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
2: KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ XƯƠNG
Người bệnh không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Dinh dưỡng: protide > 60g/dl.
Số lượng hồng cầu đủ, Hb bình thường.
Chức năng đông máu bình thường
Các bệnh lý khác: huyết áp ổn định, không có bệnh lý tim mạch
Không có nhiễm trùng da chung quanh xương gãy
2.1: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ
Công tác tư tưởng cho người bệnh: phương pháp giải phẫu, thời gian lành xương, cách đi đứng sau mổ, chăm sóc bó bột, cách tập vận động, hít thở sâu sau khi giải phẫu…
Vệ sinh vùng da trước mổ 12-24 giờ: rửa da,
Thụt tháo buổi tối trước mổ nếu mổ chi dưới.
Chụp X quang ngực, xét nghiệm máu nhất là đánh giá hồng cầu, Hb, calci, phosphate, chức năng đông máu toàn bộ.
Tháo bột để chăm sóc da nếu có và nên đặt chi trong nẹp ngay sáng ngày phẫu thuật.
Nếu có hệ thống kéo tạ thì nên tháo hệ thống kéo tạ và bất động chi gãy bằng nẹp.
Thay băng vết thương sạch sẽ trước khi chuyển người bệnh xuống phòng mổ nhưng tránh sử dụng dung dịch sát trùng có màu.
Trong trường hợp người bệnh đoạn chi: hướng dẫn người bệnh cách vận động , công tác tư tưởng, thong tin cho người bệnh về cách đi nạng, xe lăn, chi giả.
2.2: QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
2.2.1 : NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
Nhận định tại chỗ
Vết mổ: băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề chung quanh vết mổ
Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất dịch.
Tình trạng vết thương: sự phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm.
Nhận định toàn thân
Tuần hoàn, dấu chứng sinh tồn, tri giác để phòng ngừa choáng.
Tình trạng nước xuất nhập, nước tiểu qua sonde.
Tình trạng sức cơ chi lành và chi bệnh.
Tâm lý người bệnh khi biết họ có vật lạ trong xương, phải chịu bất động, đau
Tình trạng dinh dưỡng, cân nặng sau mổ. Nhận định ngay biến chứng tắc mạch, huyết khối, mất mạch do hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ.
2.2.2: CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG
1: Đau do sau mổ xương
Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, nhận định tình trạng đau do vết thương, do chèn ép, do dị vật… Xoay trở người bệnh thường xuyên và giúp người bệnh tư thế dễ chịu. Giải thích tình trạng người bệnh thích nghi và cách tự chăm sóc vệ sinh cá nhân trong giới hạn cho phép. Thực hiện thuốc giảm đau trước khi tập hay trước khi thay băng cho người bệnh. Lượng giá mức độ đau và nguyên nhân đau để phát hiện dấu hiệu chèn ép sau mổ.
2: Người bệnh nguy cơ có dấu hiệu chèn ép do bó bột sau mổ
Nhận định tình trạng bột, vùng chi bó bột sau mổ, tình trạng vết thương qua cửa sổ bột. Hỏi người bệnh cảm giác đau, tê. Sờ mạch chi và nhiệt độ da vùng chi. Đánh giá mức độ phù nề chi và nâng cao chi cao không quá mực tim, nên kê chi dọc theo chiều dài chi tránh chèn ép điểm. Tiếp tục theo dõi dấu hiệu đau, tê, phù nề chi. Hướng dẫn người bệnh tập gồng chi trong bột, tập các ngón.
3: Nguy cơ tắc mạch do bất động sau mổ
Sau mổ cần vận động chi lành để giúp cơ khỏe có thể đi nạng hay chống đỡ chi bệnh. Với chi bệnh tập gồng cơ, kê cao chi, xoa bóp cơ, theo dõi dấu chèn ép, theo dõi mạch chi, cảm giác, vận động, so sánh nhiệt độ của chi lành và chi bệnh, vận động các ngón liên tục. Cho người bệnh ngồi dậy hay tự chăm sóc theo mức độ cho phép.
4: Nguy cơ chảy máu sau mổ
Trong những trường hợp phẫu thuật xương lớn nguy cơ chảy máu sau mổ rất cao. Trong 24 giờ đầu sau mổ người bệnh tránh vận động. Theo dõi dấu hiệu chảy máu như băng thấm đỏ máu, máu chảy thành dòng, phụt máu khi tháo băng, dẫn lưu, dấu chứng sinh tồn. Theo dõi Hct, da niêm, bất động tốt sau mổ, tránh thay băng trước 24 giờ sau mổ, thực hiện băng ép sau mổ. Khi có y lệnh thay băng nên tháo băng nhẹ nhàng an toàn. Cần giải thích với người bệnh khi tháo băng.
5: Dinh dưỡng người bệnh sau mổ xương
Cho người bệnh uống nhiều nước, cung cấp nhiều chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid và calci. Ăn ngay khi người bệnh tỉnh. Thức ăn nên có tính chất nhuận trường giúp người bệnh đi cầu dễ dàng. Người bệnh không kiêng cử thức ăn nhưng nếu cung cấp nhiều thức ăn có calci như nghêu, sò, cua,… nên hướng dẫn người bệnh vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.
6: Người bệnh lo sợ đi lại sau mổ
Tập cho người bệnh đi lại khi có ý kiến chuyên môn, hướng dẫn cách đi nạng. Cho người bệnh đong đưa chân trên giường. Di chuyển cho người bệnh từ giường qua xe. Cho người bệnh đi lại trong nạng. Chú ý nếu người bệnh đau thì ngưng tập.
7: Biến dạng cơ thể do đoạn chi
Đánh giá tâm lý về thay đổi hình dáng cơ thể. Lắng nghe người bệnh nói lên cảm giác thất vọng, buồn phiền của mình. Người bệnh và gia đình cùng hợp tác tham gia vào việc mặc quần áo, tập vận động tăng cường sức cơ, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc, giao tiếp trong xã hội, tự tham gia vào việc hồi phục.
Giải thích về lắp chi giả để người bệnh cảm thấy không bị biến dạng hay trở thành tàn phế. Cho người bệnh gặp gỡ người bệnh lắp chi giả, làm quen với dụng cụ chi giả.
8: Suy giảm chức năng vận động do đoạn chi
Tập vận động là phần quan trọng trong chiều hướng đưa người bệnh trở về sinh hoạt đời sống bình thường. Tập vận động ngay sau mổ và tiếp tục cho đến khi có khả năng sử dụng được chi giả. Mục đích ngăn ngừa tư thế xấu của mỏm cụt, tập sức mạnh các cơ và tình trạng quân bình giữa các cơ giúp người bệnh sử dụng chi giả, tạo mỏm cụt có độ dài đúng, thon đều, sẹo không co rút
Các giai đoạn:
Ngay sau mổ: tư thế đúng trên giường, tập nhẹ toàn thân, băng thun mỏm cụt.
Một tuần sau mổ: tập nhẹ mỏm cụt, tập đi nạng, tập toàn thân.
Hai tuần thì tập khớp:hướng dẫn người bệnh cách tập và cách băng mỏm cụt
Điều dưỡng lượng giá khả năng duy trì sự vận động chi bệnh và chi lành. Hướng dẫn người bệnh tập vận động tăng cường sức cơ chi lành, tập vận động chi cụt. Hướng dẫn người bệnh đi nạng, lắp chi giả. Hướng dẫn người bệnh cách tự phục vụ sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Các tư thế cần tránh duỗi cổ chân, co gối, gập háng, co khuỷu, áp cánh tay. Đây là các tư thế mà người bệnh thích do giảm đau. Tránh tư thế xấu như ngồi xe lăn tay với khúc cụt bị gập, chêm gối giữa đùi, thòng mỏm cụt xuống cạnh giường, nằm với gối gập, ưỡn lưng cong, chêm gối dưới hông hay đầu gối, gác mỏm cụt trên nạng.
9: Đau do cảm giác bàn chân ma do đoạn chi
Mốc chi đau chia làm 2 giai đoạn. Ngày hậu phẫu: đau do tổn thương hậu phẫu, do phù nề, chứng đau này có thể biến mất sau 10 ngày. Đau trễ là do chi giả không phù hợp với mấu chi, da phù nề nhiễm trùng, phản ứng với chi giả, giảm tuần hoàn, viêm xương, chồi xương. Có 2 trường hợp đau không rõ nguyên nhân là:
Đau cháy: cảm giác đau như châm chích ở mỏm cụt da, khúc cụt trở nên trơn láng, phù, cơn đau có thể làm khúc cụt co giật.
Đau chi ma: là người bệnh vẫn cảm giác còn chi sau khi bị cắt. Người trẻ càng mau mất cảm giác trên hơn người lớn tuổi. Cảm giác chi ma mất đi trong vài tuần hay vài tháng. Cảm giác đau tăng khi có những kích thích bên ngoài như sờ vào mỏm cụt,… Thực hiện thuốc giảm đau giúp người bệnh thoải mái và trước khi tập. Khuyến khích vận động giúp giảm phù nề. Giải thích cho người bệnh tình trạng chi của mình. Hướng dẫn cho người bệnh trong vận động, nhắc người bệnh nhớ đến mình đã đoạn chi khi người bệnh đi lại, ngồi dậy. Giải thích với người bệnh tình trạng chi ma, an toàn tránh té ngã. Kê chi cao an toàn, tránh va chạm, chèn ép.
10: Nguy cơ nhiễm trùng mỏm cụt
Mỏm cụt được băng thun với những đường băng chéo và sức ép nhẹ lan từ ngoài đầu mỏm cụt vào trong góc chi. Tránh băng theo đường tròn quanh chi. Mục đích băng là ngừa phù nề và tạo dáng mỏm cụt thon. Nên cắt chỉ vết thương mỏm cụt sau 2 tuần. Vẫn băng mỏm chi cho đến khi mang chi giả. Thay băng mỗi ngày, rửa vết thương nhẹ nhàng. Chú ý tháo băng nhẹ nhàng, thấm ướt băng trước khi tháo băng tránh làm đau vì thường ngay đầu xương có mạch máu, thần kinh. Nên che chở vết thương bằng gạc có tẩm dung dịch mù u hay gạc ẩm để lần sau tháo băng không bị tổn thương hay đau thêm. Cần chêm lót nơi mỏm cụt. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử.
11:GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH
Giáo dục người bệnh tái khám đúng kỳ hạn, biết thời gian lấy đinh ra. Người bệnh duy trì tập vật lý trị liệu tránh loãng xương sau mổ. Giáo dục người bệnh các dấu hiệu của viêm xương. Chăm sóc chi bó bột. Hướng dẫn người bệnh đi nạng. Hướng dẫn người bệnh cách đi đứng, các dấu hiệu bất thường sau mổ xương như đau, sốt, phơi nắng, tập luyện tránh loãng xương. Dinh dưỡng, chú ý ăn đủ chất dinh dưỡng, nhất là thành phần calci giúp xương lành tốt, cho người bệnh uống nhiều nước.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ XƯƠNG
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Các bài xem thêm:
Trả lời