Kế hoạch chăm sóc sản phụ sinh mổ
Những thay đổi của sản phụ sau đẻ
Sinh lý thời kỳ sau đẻ
Ngày đầu sau đẻ:
– Khối cầu an toàn: xuất hiện trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ
– Sự co bóp của tử cung.
– Tắc mạch sinh lý ở diện rau bám
– Huyết âm đạo ra nhiều
– Đau
– Tiết sữa non
– Rét run sau đẻ
Tuần đầu sau đẻ:
– Sự co hồi tử cung
– Sự co bóp tử cung.
– Sản dịch.
– Xuống sữa và tiết sữa thực sự.
– Vết mổ đau và có thể sưng nề gây khó khăn cho sản phụ trong việc đi lại, vệ sinh, chăm sóc con,…
-Vết mổ có thể nhiễm trùng gây sốt
– Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể.
– Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn.
Sáu tuần sau đẻ:
– Sự co hồi tử cung và sự co bóp tử cung trong những ngày đầu.
– Sản dịch và dịch âm đạo trong những ngày sau.
– Tiết sữa nhiều và đều đặn.
– Vết sẹo phẫu thuật
– Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể.
– Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn.
📷#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN📷📷Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app 📷 Hotline 0985768181.
Bản thân sản phụ
Ngày đầu sau đẻ:
– Mệt mỏi, rét run sau đẻ.
– Đau (bụng, vết mổ).
– Máu ra âm đạo nhiều: lo lắng, hoảng sợ, lúng túng,…
– Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
– Tiết sữa non.
– Bí đại, tiểu tiện.
– Vui sướng, phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, trẻ khoẻ mạnh.
– Lo lắng, hoảng sợ, buồn rầu nếu cuộc đẻ khó khăn hoặc trẻ yếu, không phù hợp với ý muốn.
Tuần đầu sau đẻ:
– Mệt mỏi có thể kéo dài.
– Đau (bụng, vết mổ ).
– Sản dịch ra nhiều, kéo dài: lo lắng, hoảng sợ, lúng túng,…
– Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
– Khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú.
– Bí đại, tiểu tiện
Sáu tuần sau đẻ:
– Mệt mỏi có thể kéo dài.
– Đau bụng
– Lo lắng vì có kinh non
– Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
– Khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú.
– Bí đại, tiểu tiện.
– Các nhu cầu về KHHGĐ.
CHĂM SÓC : Chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ
Ngày đầu sau đẻ:
– Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng đẻ trong 6 giờ đầu sau đẻ. Sau đó đưa sản phụ về phòng sau đẻ.
– Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, máu ra âm đạo 15 – 30p/lần trong 2 giờ đầu, 1h/lần trong những giờ sau.
-6h đầu: theo dõi biến chúng gây mê, chảy máu vết mổ, chảy máu do sản khoa bằng theo dõi các thông số sống
– Số lượng màu sắc nước tiểu, lượng nước tiểu 24h, đặc biệt những giờ đầu và ngày đầu để đánh giá lượng dịch truyền, tai biến sau phẫu thuật
– TD lượng máu, màu sắc máu chảy qua vết mổ
– TD lượng màu sắc máu chảy qua âm hộ
– TD sự co hồi tử cung
– TD số lượng, màu sắc ,mùi của sản dịch
– Thực hiện y lệnh thuốc đúng đủ , đúng giờ
– Sau mổ từ 12-24 h: cho thai phụ ăn sớm không chờ trung tiện, cho uống hoặc ăn nhẹ: nước cháo hoặc uống oresol ngày đầu sau mổ để đảm bảo dinh dưỡng, điện giải và cung cấp nước
– Ngồi dậy sớm để thông sản dịch, chống bế sản dịch, tắc ruột do dính ruột sau mổ.
– Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh.
– Hướng dẫn cách tự theo dõi khối cầu an toàn và sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại.
– Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú,…
– Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái,…
Tuần đầu sau đẻ:
– Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng sau đẻ.
– Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch 2 lần/ngày.
– Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú: rửa đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú, bú từng bên, vắt hết sữa thừa,…
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống: ăn đủ chất, no, uống nước đầy đủ, tránh kiêng khem vô lý.
– Đảm bảo cho bà mẹ ngủ đầy đủ.
– Hướng dẫn cách mặc: mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
– Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh thân thể: nên tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, tắm bằng dội nước, tránh ngâm mình.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày: 3lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết mổ: cắt chỉ ngày thứ năm sau đẻ, nếu có nhiễm khuẩn thì phải cắt chỉ sớm. Chỉ thay băng vết mổ thành bụng khi băng thấm máu, bình thường chỉ cần thay băng ngày đầu và ngày cuối khi cắt chỉ vết mổ.
– Cắt chỉ trước khi ra viện, thường vào ngày thứ 7 sau mổ
– Thực hiện y lệnh:
+ Thuốc tiêm hoặc thuốc uống dự phòng chống nhiễm trùng sau mổ, thuốc giảm đau dùng đúng liều, đúng giờ theo y lệnh
– Hướng dẫn cách tự theo dõi sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại.
– Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú,…
– Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái,…
Sáu tuần sau đẻ:
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cách tự theo dõi toàn trạng mạch, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch hàng ngày.
– Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú (như trên).
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống (như trên).
– Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, làm việc, vận động và giao hợp: ngủ đủ, vận động nhẹ nhàng, tập thể dục nhẹ nhàng, có thể giao hợp sau 6 tuần sau đẻ, nên áp dụng các biện pháp tránh thai thích hợp
– Hướng dẫn và tư vấn về các biện pháp KHHGĐ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn (như trên).
– Hướng dẫn cách tự theo dõi sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại.
– Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú,…
– Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường (như trên).
Mục đích các chăm sóc thời kỳ sau đẻ
– Giúp phục hồi sức khoẻ cho bà mẹ nhanh chóng.
– Làm tử cung co chắc hơn, giảm mất máu.
– Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ (rét run, bí đái,…).
– Giúp sự xuống sữa nhanh hơn, gây tăng tiết oxytocin nội sinh, làm tử cung co tốt hơn, tăng tình cảm mẹ con.
– Giảm nguy cơ bị các tai biến trong thời kỳ sau đẻ (chảy máu, nhiễm khuẩn,…).
– Chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ sau này.
– Đảm bảo một cách tích cực cho bà mẹ trong việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ. Xem xét tất cả những lo lắng hoặc sợ hãi của bà mẹ,…
– Tạo môi trường và bầu không khí thoải mái cho bà mẹ khi chăm sóc, theo dõi và tư vấn, hướng dẫn.
– Cho bà mẹ nằm đầu thấp trong 2 giờ đầu sau đẻ nếu không có chỉ định khác của bác sĩ. Đảm bảo giấc ngủ, hướng dẫn vận động nhẹ sau 6 giờ.
Xin phép trước khi làm bất cứ động tác nào và phải thông báo kết quả thăm khám cho bà mẹ.
– Nếu phát hiện các bất thường ở bà mẹ và trẻ, thông báo ngay cho bác sĩ.
Đánh giá
– kết quả chăm sóc tốt khi : không bị nhiễm trùng vết mổ, không có dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản.
– không tốt khi: có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ,có dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Các bài xem thêm:
Trả lời