Kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hồi sinh sơ sinh
HƯỚNG DẪN
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh có tần số tim trên 100/phút một khi thông khí được thiết lập sau sinh, thường trong vòng hai phút đầu đời. Sau đó, tần số bình thường sẽ nằm trong khoảng 110 đến 160/phút. Ở trẻ sơ sinh, cung lượng tim phụ thuộc vào tần số tim. Nếu tần số tim quá thấp, tuần hoàn sẽ không đảm bảo được vai trò cung cấp ôxy cho tổ chức.
Chỉ định bắt đầu xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Xoa bóp tim ngoài lồng ngực (CC) được chỉ định khi tần số tim <60 lần/phút mặc dù đã được thông khí thỏa đáng sau 30 giây (lồng ngực di động rõ theo từng lần bóp bóng).
Bởi vì động tác hồi sức hiệu quả nhất trong hồi sinh sơ sinh là thông khí và vì việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực thường gây cản trở thông khí cũng như gây khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả của thông khí nên cần phải đảm bảo rằng thông khí phải được thực hiện trước và thực hiện hiệu quả trước khi bắt đầu xoa bóp tim ngoài lồng ngực (Class A, ý kiến đồng thuận của chuyên gia).
Tuy nhiên một khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực đã được bắt đầu thì cần phải hạn chế tối đa việc ngắt quãng cho đến khi nào có chứng cứ rõ ràng rằng tần số tim đã đạt được yêu cầu (Class A, ý kiến đồng thuận của chuyên gia).
Ngay sau khi quyết định xoa bóp tim ngoài lồng ngực thì cần khẩn trương chuẩn bị thiết lập đường truyền và bơm adrenaline tĩnh mạch.
Kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Xoa bóp tim ngoài lồng ngực nhắm trọng tâm vào một phần ba dưới của xương ức (ngay trên mũi kiếm và ngay dưới đường ngang hai núm vú). Độ sâu của mỗi lần nhấn là phải đạt được một phần ba đường kính trước-sau của ngực [Class A, chứng cứ ngoại suy và ý kiến đồng thuận của các chuyên gia).
ANZCOR gợi ý nên sử dụng kỹ thuật hai ngón tay cái ở một phần ba dưới xương ức. Hai ngón có thể chồng lên nhau hoặc đặt cạnh nhau tùy theo kích thước của trẻ còn các ngón kia thì ôm vòng quanh ngực để giữ lưng của bé.
Thường thì người thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực đứng đối diện với trẻ (hình dưới, bên trái) nhưng trong trường hợp đặc biệt như cần phải đánh giá bụng của bé thì tư thế này có thể đảo ngược lên đầu (hình dưới, bên phải).
ANZCOR gợi ý nên sử dụng kỹ thuật hai ngón cái hơn là kỹ thuật hai ngón tay vì ký thuật hai ngón cái tạo ra được áp lực tưới máu tâm thu và tưới máu mạch vành tốt hơn cũng như đạt được độ đồng đều trong một khoảng thời gian dài hơn, thực hiện dễ dàng hơn và ít mệt. Khi chỉ có một người hồi sức thì dĩ nhiên kỹ thuật hai ngón tay được khuyến cáo sử dụng.
ANZCOR gợi ý nên thực hiện xoa bóp tim và bóp bóng theo tỉ lệ 3:1 và tần số xoa bóp tim là 90 lần/phút, nghỉ khoảng nửa giây sau lần bóp tim thứ ba để bóp bóng (CoSTR 2015, khuyến cáo yếu, chứng cứ rất thấp). Cần phối hợp bóp tim và bóp bóng sao cho không để hai động tác cũng thực hiện trong cùng thời điểm (chứng cứ ngoại suy). Không có chứng cứ cho thấy tỉ lệ nào sẽ có tác dụng tốt hơn ở trẻ sơ sinh. Vì ngạt là nguyên nhân chủ yếu gây nên ngừng hô hấp tuần hoàn ở trẻ sơ sinh nên việc hồi sinh cần tập trung vào thông khí. Với trẻ được đặt NKQ thì có thể bóp tim liên tục với tần số 120 lần/phút mà không cần phải phải dừng để thông khí.
Khi bóp bóng thì cần phải đảm bảo lồng ngực giãn tối đa nhưng người xoa bóp tim không nên thả tay đang ôm quanh ngực trẻ (Class A, ý kiến đồng thuận của chuyên gia).
Cung cấp ôxy trong quá trình xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Bóp tim có hiệu quả sẽ được thể hiện bằng sóng mạch trên đường theo dõi SpO2. Ngay sau khi bắt đầu bóp tim thì cần đưa ôxy lên 100% nếu trước đó sử dụng nồng độ thấp. Chúng ta đều biết rằng trước khi đặt ra chỉ định xoa bóp tim ngoài lồng ngực thì việc tái lập tuần hoàn tự chủ của trẻ bằng việc thông khí đã thất bại. Chính vì vậy nên tăng nồng độ ôxy khi thông khí. Tuy vậy, các nghiên cứu ở động vật ôxy
100% khi thông khí không làm tăng tỉ lệ tái lập tuần hoàn tự chủ. Hiện chưa có nghiên cứu tương tự ở người. ANZCOR gợi ý rằng nếu sử dụng ôxy 100% cho hồi sinh thi cần phải giảm càng sớm càng tốt khi tần số tim đã hồi phục (CoSTR 2015, khuyến cáo yếu, chất lượng chứng cứ thấp).
Một khi đã bắt đầu bóp tim thì cần hạn chế tốt đa việc ngắt quãng xoa bóp tim.
Không được ngừng xoa bóp tim ngoại trừ trường hợp cần đánh giá để đưa ra quyết định điều trị tiếp theo. Các dấu hiệu của sự cải thiện cung lượng tim tự chủ của trẻ có thể bao gồm cái thiện tần số tim tự chủ của trẻ, tăng bão hòa ôxy máu và bắt đầu xuất hiện các cử động cũng như động tác tự thở. Bóp tim cần phải được tiếp tục cho đến khi nào có chứng cứ chắc chắn là tần số tim >60 lần/phút.
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Các bài xem thêm:
Trả lời