Kế hoạch chăm sóc sản phụ basedow và thai nghén
ĐẠI CƯƠNG
Khoảng 1-2% số phụ nữ mang thai có rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng một cách tương đối ở người phụ nữ lớn tuổi do 2 nguyên nhân:
Thiếu Iot do thai nghén.
Sự thay đổi về miễn dịch do thai nghén dẫn đến rối loạn chức năng của tuyến giáp.
CHẨN ĐOÁN:
Lâm sàng
Thai phụ có tiền sử gia đình, tiền sử bản thân hặc thai phụ có bướu giáp.
Biểu hiện:
Mắt lồi.
Tim nhanh > 100 lần /phút.
Run tay.
Giảm cân hay không có tăng cân và nôn nặng kéo dài.
Tuyến giáp to tùy giai đoạn bệnh.
Tiến triển: cho mẹ và thai nói chung là tốt khi quản lý thai nghén và thăm khám tuyến giáp tốt. Nói chung bệnh Basedow có xu thế được cải thiện tốt dần trong quá trình có thai bắt đầu sau 20 tuần do sự ổn định về miễn dịch. Còn những trường hợp khác, các biến chứng của mẹ và của thai có thể là thảm họa, đặc biệt là nửa sau của thai kỳ.
Cận lâm sàng
Nồng độ TSH có thể thấp vào giai đoạn đầu của thai kỳ.
Định lượng T4 tự do mà nồng độ T4 tăng nhiều trong trường hợp cường giáp.
Trong trường hợp không tương thích cần bổ sung xét nghiệm T3 tự do.
Xét nghiệm về tim mạch: điện tâm đồ. siêu âm tim…
Chụp và siêu âm tuyến giáp.
ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI
Điều trị:
Sử dụng các thuốc kháng giáp tổng hợp ở liều tối thiểu để đạt được mức độ bình giáp.
Sử dụng các chế phẩm của Theo-Uracil (PTU, Basdène) vì khả năng qua rau thai của nó thấp và nguy cơ gây ra bất thường thai cũng rất thấp.
Cắt bỏ tuyến giáp thường không được chỉ định làm trong khi có thai
Việc sử dụng phương pháp điều trị bằng Iot phóng xạ là chống chỉ định tuyệt đối trong suốt thời gian có thai.
Theo dõi:
Ở người mẹ theo dõi nồng độ T4 trong suốt quá trình có thai.
Ở thai nhi cần theo dõi siêu âm để phát hiện bướu giáp của thai, theo dõi tiến triển của nó dưới điều trị ở người mẹ.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Các biến chứng về phía mẹ:
Có thể gặp suy tim, tiền sản giật.
Thiếu máu hay nhiễm trùng.
Cơn cường giáp khi chuyển dạ
Ảnh hưởng đến thai và trẻ sơ sinh:
Thai chết lưu, chết ở trẻ sơ sinh.
Chậm phát triển.
Bất thường của xương như hẹp sọ, một số dị dạng khác như thai vô sọ, khe hở môi, màn hầu, không có hậu môn, suy tim.
Đẻ non chiếm 53% và bướu giáp ở trẻ sơ sinh.
Suy giáp bẩm sinh.
Cường giáp thai nhi:
Cường giáp sơ sinh hay thai nhi rất hiếm gặp với một tỷ lệ 1/4000-1/40000.
Lấy máu thai nhi có thể được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ có rối loạn chức năng tuyến giáp vào tuổi thai 25-27 tuần.
Sử dụng những thuốc chống cường giáp có thể cải thiện một cách nhanh chóng tiến triển của cường giáp ở thai nhi. Sử dụng PTU (propyl-theo-uracil) tốt hơn là methimazole.
Cường giáp ở trẻ sơ sinh
Cường giáp ở trẻ sơ sinh gặp ở 1% các trẻ mà người mẹ mang kháng thể kháng các thụ cảm quan của TSH.
Cường giáp trẻ sơ sinh được phát hiện thông qua dấu hiệu tăng động của trẻ sơ sinh, ăn nhiều nhưng tăng cân ít, nôn nhiều, ỉa chảy, sốt, tim nhịp nhanh, tăng tiết mồ hôi và ban đỏ. Bướu giáp chỉ có thể gặp ở một nửa số trường hợp. Suy tim ở trẻ sơ sinh là một trong những nguy cơ của trẻ sơ sinh cho nên cần phải chẩn đoán và điều trị sớm tránh nguy sơ suy tim ở trẻ sơ sinh.
Điều trị một cách kinh điển là PTU 5-10mg/kg kết hợp với các thuốc Betabloquant.
Kế hoạch chăm sóc sản phụ basedow và thai nghén
#BLUECARE_PARTER-ỨNG DỤNG NHẬN LỊCH #CHĂM_SÓC_BỆNH_NHÂN_tại_nhà dành cho #ĐIỀU_DƯỠNG_VIÊN
Các bài xem thêm:
Trả lời